Truyện ngắn Nhát đinh của bác thợ của Phong Thu là một tác phẩm đầy tình người, hình ảnh một người thợ mộc tận tâm, có trách nhiệm với công việc và sự tận tâm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng người kể.
Bác thợ là nhân vật trung tâm của truyện, được khắc họa là một người thợ lành nghề, tận tâm và hết lòng yêu quý công việc của mình. Ông là người kiên trì, chắm chỉ, làm việc cẩn mẫn từng chi tiết. Hình ảnh ông trở lại giữa trời mưa để đóng nốt chiếc đinh còn dở dang thể hiện tinh thần trách nhiệm và lòng tâm huyết của một người làm nghề chân chính.
Cha của người kể là hình mẫu của sự kính trọng, biết ơn và thông hiểu sâu sắc giá trị của lao động. Ông không chỉ trả tiền đáng giá cho bác thợ mà còn muốn biếu thêm để cảm ơn, nhưng khi bác thợ từ chối, ông không ép mà thể hiện sự tôn trọng. Hình ảnh cha con đứng nhìn theo bác thợ trong cơn mưa là một chi tiết gây xúc động sâu sắc.
Người kể là một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch và hồi hộp. Ban đầu, các anh em chỉ xem việc chữa ghế như một điều thú vị, hứng thú khi nhìn bác thợ làm việc. Tuy nhiên, chính nhừng hành động của bác đã gieo vào lòng "tôi" một ấn tượng sâu sắc về tính cách cao đẹp, làm nên ký ức không phai mờ suốt đời. Sự trưởng thành trong suy nghĩ của nhân vật "tôi" thể hiện giá trị truyền đạo đức và tác động giáo dục của truyện.
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện được xây dựng trên nền tảng tình người và sự tôn trọng lao động. Bác thợ không chỉ là một người thợ đơn thuần mà còn là hình tượng về sự tận tâm, có trách nhiệm. Cha là người thấu hiểu và trân trọng giá trị lao động, còn các con trẻ học được bài học về sự tận tâm và trách nhiệm.
Truyện Nhát đinh của bác thợ không chỉ là một câu chuyện đối thoại đơn thuần mà còn là một bài học về lòng yêu nghề, trách nhiệm và sự tích cực trong công việc. Nhờ vào điểm nhấn nhát đinh cuối cùng, truyện đã chạm đến trái tim người đọc với những giá trị nhân văn đầy xúc động.