c2h0u0n2ga1 10/20/2024 10:30:42 AM
trannhi27052001 10/20/2024 10:29:46 AM
pt3492860 10/20/2024 10:27:57 AM

Phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản sau:


      “Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một ngọn, cắm ở giữa phòng. Mẹ nói tôi khỏi xếp, mai mẹ đi bán sớm, nhà cửa lại gọn ghẽ. Tôi cười khì, vẫn xếp. Tôi thích sự gọn gàng, ngăn nắp, dù chỗ ở của tôi với mẹ chỉ là một căn phòng thuê trong khu trọ của những người lao động, chiều chiều lại rộn rã tiếng nói cười.


      “Năm nay cuối cấp, cố mà học để vào đại học”, mẹ nói với tôi bằng giọng ấm trầm. Mắt mẹ vẫn không rời mớ tiền trên tay. Nhìn xấp tiền dày vậy chứ toàn tiền lẻ, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn, gom lại thành xấp. Mẹ tôi tính toán kỹ càng, trừ tiền vốn, lời được bao nhiêu mẹ cất vào chiếc hộp gỗ, tờ nào theo tờ nấy. Tôi nhìn mẹ qua ánh nến. Mẹ tôi hiền lắm. Mái tóc mẹ xõa một bên vai, dù không còn suôn mượt và óng dài nhưng vẫn đủ để khắc đậm hình ảnh của mẹ tôi.


      Mỗi sáng, tôi thức dậy đi học, mẹ gánh hàng rong đi bán trước cổng trường tôi, trước công ty may đối diện trường học. Mẹ thường kêu tôi đi trước, mẹ đi sau, hoặc ngược lại. “Đi chung với mẹ, bạn bè cười, tội nghiệp con”, mẹ tôi nói vậy. Giả bộ dụi dụi, trách gió thổi mạnh làm mắt tôi cay rát, tôi nói: “Bán hàng rong thì đã sao. Mình sống lương thiện, không hổ thẹn với lòng là được rồi, mẹ ha”. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thích những khi mẹ cười. Hai mẹ con bước đi. Đòn gánh trên vai mẹ lắc lư. Nắng vàng ngập lối.


      Chúng tôi đã sống với nhau những tháng ngày bình yên như thế. Ngày mà chúng tôi về con phố này, thuê căn phòng trọ cuối dãy, sâu trong hẻm, là ngày sinh nhật lần thứ tám của tôi. Tám tuổi, tôi chưa biết nhiều về cuộc đời, chưa hiểu vì sao hồi ấy người sinh ra tôi bỏ tôi bơ vơ ở cái chợ còm dưới chân cầu bê tông. Hình bóng người đó cũng đã xa dần trong tôi tự lúc nào. Tôi không muốn nhắc tới, nhưng thi thoảng đầu óc trống rỗng tôi lại nhớ tới và nghĩ vu vơ. Chắc là người đó không thương tôi như mẹ. Chứ nếu thương tôi thì đâu nỡ bỏ tôi giữa chợ đời, đã nắm lấy tay tôi dù cuộc sống có khổ nghèo, dù người đời khinh khi, coi thường. Mẹ dặn tôi không được trách người sinh ra mình, dù là trong suy nghĩ. Có lẽ người đàn bà ấy có một niềm riêng gì đó, một nỗi khổ nào đó nên không thể nào bước tiếp cùng tôi.


      Mẹ tôi luôn nhân hậu, ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động.


      Tôi gọi mẹ là mẹ, thương mẹ vô cùng, dù chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhiều lần nằm bên mẹ, trong những đêm mưa thốc trên mái tôn. Cả dãy trọ vắng tanh, chỉ có ánh đèn đường chăm chỉ hắt xuống con đường lát đá mấp mô. Mẹ hỏi tôi “Con có nhớ mẹ không?”. Tôi cười đáp: “Mẹ đang nằm kế bên con mà nhớ gì?”. Mẹ nói tiếp: “Không phải, mẹ ruột của con kìa”. Tôi lặng đi rồi thì thào: “Con không biết nữa. Nói nhớ cũng không đúng, mà nói quên cũng sai. Chắc tại lâu quá rồi, con không còn nhớ rõ đường nét trên khuôn mặt. Cả giọng nói và mùi hương trên cơ thể con cũng quên mất”.


      Tôi gặp mẹ trong nắng chiều nhàn nhạt. Một người phụ nữ lỡ thời bán hàng rong dưới chân cầu đã rửa tay, rửa mặt cho tôi – khuôn mặt lấm lem vì bùn đất và vì tôi khóc nhiều sau khi lạc mất đôi tay ấm mềm.


      “Về với mẹ, mẹ thương, mẹ nghèo thật nhưng mẹ sẽ nuôi con nên người” – Tôi không bao giờ quên câu nói ấy khi mẹ ôm tôi vào lòng. Vẫn cái cảm giác ấm áp và hạnh phúc như lần đầu mẹ ôm đứa trẻ cơ nhỡ vào lòng. Có tôi, đôi vai mẹ càng nặng quằn. Tuy vậy, chưa bao giờ mẹ để tôi thiệt thòi với chúng bạn”

congminhps 10/20/2024 10:26:35 AM


Chắc em sẽ không quên

Dù chúng mình chỉ về những ngày rất vội

Hà Nội - phố dài - mái ngói

Và màu lá xanh như ngọc trên đầu

 

Chắc em nhớ hoài

Cây liễu xưa vẫn đứng bên hồ

Như một bóng người Hy Lạp cổ

Trên thân hình vạm vỡ

Nỗi trầm tư mơ mộng nghìn năm

Mùa hè là con chim ăn trái xanh

Làm rụng sấu xuống mặt đường im lặng

Cây cơm nguội ửng vàng nhớ nắng

Những phố bàng đông đúc trẻ con

 

Anh đã qua những thành phố biếc xanh

Thành phố đường me lá nhỏ rung rinh

Thành phố tóc thề áo trắng

Thành phố đứng bên hồ trầm lặng

Giữa đồi thông mặc áo sương mù

Những nơi đó anh lớn lên

Những năm còn trẻ

Ôi những năm không yên

Có nhiều khi anh lặng nhìn

          một ngọn lá xanh bên đường

Chợt sững sờ muốn khóc

Như trong anh một cái gì đã mất

 

Thế đấy, nhưng có bao giờ, bao giờ

Như giữa lòng Hà Nội chiều nay

Anh đưa em đi dưới những hàng cây

Mà bỗng thấy lòng mình yên tĩnh quá

Nỗi yên như điều kỳ lạ

Ngỡ lòng anh chưa có bao giờ

(Trích Một thân cây một tàng lá một bông hoa - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với cây liễu xưa trong đoạn trích.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em trong đoạn trích.

Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình anh khi ở giữa lòng Hà Nội chiều nay, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về chốn bình yên trong tâm hồn mỗi người (trình bày khoảng 5-7 dòng).

giangleo6b 10/20/2024 10:26:00 AM