appcashquyen229 9/24/2024 10:11:34 AM

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
A. Miêu tả , tự sự
B. Kể
C. Tự sự
D. Thuyết minh
Câu 2. Thể loại của văn bản trên là gì ?
A. Cổ tích
B. Thần thoại
C. Sử thi
D. Truyền thuyết
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Phóng đại
Câu 4. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?
A. Ông Trời
B. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng
Câu 5. Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng, liên quan hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?
A. Lễ hội
B. Liên hoan
C. Cầu nguyện thần linh
D. Thờ cúng
Câu 6. Theo bạn :cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. . . cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.  giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây :
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
C. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi
D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Câu 7. Trăng thượng huyền là hiện tượng trăng như thế nào ?
A. Trăng tròn
B. Trăng chưa tròn
C. Trăng lưỡi liềm
D. Trăng khuyết
Câu 8 . Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản trên. (0,5điểm)
Câu 9. Theo bạn, vì sao "cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng" ?(1,0 điểm)
Câu 10. Có ý kiến cho rằng : Chịu sửa đổi mình là điều tốt nhưng không còn cá tính và sự khác biệt, bạn có đồng tình với ý kiến đó không? Bạn hãy viết đoạn văn 5-7 dòng để trình bày.

đọc

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó cho hai cô con gái là hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Cô chị Mặt Trời ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.
Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.
Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.