LỐI MÒN XƯA
Hồi ấy.
Cứ mỗi lần theo mẹ buổi chợ chiều
Mẹ thường chỉ cây gạo quê già cỗi
Quay lại nhìn con rồi mẹ nói
Sau này
Mẹ hóa thành cây gạo đứng trông con…
Con khóc
Ôm tay mẹ dỗi hờn
Con không muốn mẹ hóa thành cây gạo….
Năm tháng trôi qua
Bao mùa cây thay áo
Mẹ già nua, gánh hàng sáo cũng thưa dần
Con lớn lên rồi
Mê mải những phù vân
Chẳng kịp nhận ra
Ngày đến gần - xa mẹ… Nay con trở về
Cổng làng xưa lặng lẽ
Cây gạo già nua như dáng mẹ đứng chờ
Chợt nhớ ra
Lời mẹ nói ngày xưa
Nước mắt con rơi
Giữa mùa cây trút lá
Thầm gọi “Mẹ ơi!”
Sao nghẹn ngào trong dạ
Mẹ ở đâu, sao trắng cả khuông chiều?
Con đã về
Mẹ có đợi con đâu
Để lối mòn xưa bạc màu chim cuốc gọi…
Câu 1.Xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình của văn bản thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản thơ trên.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“Cây gạo già nua như dáng mẹ đứng chờ”.
Câu 4.Em nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy mình cần có thái độ và hành động như thế nào trước tình cảm của cha mẹ dành cho mình?
II
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 13 dòng thơ cuối văn bản thơ “Lối mòn xưa” trong phần đọc hiểu.