Mở bài:
Nhà thơ Đoàn Văn Cử (1913 – 2004) là một trong những ngòi bút tiêu biểu viết về làng quê Việt Nam. Trong sáng tác của ông, làng quê Bắc Bộ hiện lên với vẻ giản dị, thanh bình và mang đậm nét văn hoá truyền thống. Tết quê bà là một bài thơ đặc sắc, không chỉ vẽ lại quang cảnh ngôi nhà của bà mà còn thể hiện sinh hoạt ngày Tết trên vùng quê nghèo. Từ đó, tác giả gửi gắm tình cảm gắn bó, yêu thương với các giá trị truyền thống.
Thân bài:
1. Hình ảnh ngôi nhà của bà và khung cảnh quê hương
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, nhà thơ Đoàn Văn Cử đã khắc hoạ ngôi nhà của bà với những hình ảnh bình dị và giản dị:
Bà tôi ở một túp nhà tre.Có một hàng cau chạy trước hè,Một mảnh vườn bên rào giậu nửa.Xuân về hoa cải nở vàng hoe.
Ngôi nhà bằng tre đơn sơ, nhưng không đồng nghĩa với nghèo khó. Hàng cau, mảnh vườn, rào giậu tạo nên một không gian đầm chất làng quê Bắc Bộ, nơi gắn liền với tuổi thơ tấm bỏng và hình bóng người bà tần tảo. Màu "vàng hoe" của hoa cải báo hiệu mùa xuân đã về, mang theo hơi thở của Tết.
2. Cảnh chuẩn bị và không khí Tết quê
Các phong tục ngày Tết được nhà thơ liệt kê tự nhiên, gợi cảm giác ấm cúng:
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi lên không khí Tết qua âm thanh và hơi ấm của bếp than hồng. Ngày Tết không thể thiếu hình ảnh quần áo mới, mâm cơm cêu truyền:
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
Những chi tiết này đặc trưng cho Tết Việt Nam, mang đến không khí đoàn viên, sung túc.
Kết bài:
Bài thơ Tết quê bà là một bức tranh màu sắc sinh động về quê hương và Tết truyền thống. Nhà thơ Đoàn Văn Cử bằng những câu thơ giản dị, gợi cảm đã gửi g