Đọc văn bản và viết bài văn khoảng 1,5 trang giấy thi phân tích đặc điểm nhân vật Tèo trong đoạn trích dưới đây.
Tèo năm nay tám tuổi, nhỏ hơn tôi và Nghị hai tuổi. Đó là một thằng nhóc mặt mày sáng sủa, không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê dù tới bé đến giờ nó chỉ sống ở nông thôn. Khi tôi theo thằng Nghị về nhà nó chơi, Tèo vẫn nằm trên giường. Nó mặc chiếc áo ngắn tay màu đỏ đã ngả màu gạch cua và một chiếc quần cộc màu xám dài tới gối. Tèo kê đầu trên hai chiếc ghế xếp chồng lên nhau, ánh mắt đang lơ đãng nhìn qua cửa sổ. Nghị giới thiệu: Anh Lam bạn tao. Ảnh tới thăm mày đó, Tèo. Thằng Tèo nằm yên tại chỗ gật đầu chào tôi. Trông mặt thì có vẻ vui mừng khi có người đến thăm nhưng nó không thèm ngồi dậy khiến tôi bực mình:
- Mày có biết lịch sự là gì không hả Tèo?
- Em tao không ngồi lên được Nghị vội vàng giải thích.
Hóa ra cách đây sáu tháng, Tèo bị ngã từ trên cầu xuống suốiTèo không chết, nhưng cột sống bị tổn thương nặng. Từ hôm đó, nó nằm một chỗ. Đó là Nghị kể tôi nghe. Còn lúc tôi ngắm thằng tèo và tự hỏi tại sao có một thằng bé trông đáng yêu như thế lại gặp phải số phận như này, Tèo không hề hé môi về tai nạn của mình. Từ hôm đó, chiều nào tôi cũng chạy qua nhà Nghị chơi với thằng Tèo. Càng ngày tôi càng phát hiện ra Tèo là một đứa thú vị. Tuy nằm một chỗ không chạy nhảy nô đùa như bọn tôi được, Tèo vẫn là một thằng bé vui tươi và sinh động. Tèo không lộ vẻ buồn chán, u sầu như tôi nghĩ. Thằng Tèo không chỉ có tài kể chuyện. Nó còn có tài vẽ. Tôi vẫn bắt gặp Tèo một mình hí hoáy vẽ trên cuốn tập dựng đứng trước ngực. Mẹ nó đặt cuốn tập cạnh xấp gối nó vẫn kê đầu, kẹp cây bút chì bên trong để nó vẽ linh tinh cho khuây khỏa. Thằng Tèo vẽ bầu trời. Bầu thời của thằng Tèo thật nhộn nhịp. Tít trên cao là ông mặt trời hồng hào, đáng yêu.[]
Tèo có một người cô tên Hạnh. Cô Hạnh là em của ba thằng Tèo. Cô Hạnh từ bé xinh đẹp nhất làng. Cô ấy xin việc làm trên thành phố. Sau một năm, nửa đêm cô về làng, cô trao đứa bé cho chị dâu mình, khóc nói Chị nuôi thằng bé dùm em rồi gạt nước mắt ra đi. Tèo lớn lên, gọi dì Hảo là là mẹ, gọi dượng Quế là ba, gọi thằng Tí là anh. Cho đến khi thằng bé lên bảy tuổi, nó chưa được một lần dượng ẵm bồng, âu yếm. Dượng thường gắt gỏng với Tèo, đặc biệt là khi có hơi rượu trong người. Dượng hay phạt nó vì tội nhỏ nhặt, có khi không vì bất cứ tội nào. Ngược lại với ba mình, thằng Tí rất thương em. Có thể kể đó là may mắn của thằng Tèo. Tí nhiều lẫn cõng Tèo chạy trốn khi Tèo bị dượng Quế đánh đòn.
- Sao ba hay đánh em vậy anh? Thằng Tèo ngồi nhấp nhổm trên lưng anh, ngây thơ hỏi.
- Chắc tại ba say rượu.
- Tại sao ba uống rượu?
Đối với Tí, đó là câu hỏi quá khó. Tí không biết. Nhưng nó biết một câu tục ngữ nó vẫn nghe người lớn nói. Thế là nó vui vẻ giải thích cho em nó:
- Người ta nói Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi đó em.
- Vậy ba đánh em là vì ba thương em hả anh?
- Chứ gì nữa.
- Nhưng ba đánh đau quá anh à. Tèo sờ tay xuống mông xuýt xoa Em muốn ba thương em in ít thôi. Như vậy ba sẽ nhẹ tay hơn.
Nghe em nói mà thằng Tí rơm rớm nước mắt. Nó lớn hơn thằng Tèo bốn tuổi nên nó cũng khôn hơn. Ngay cả nó, nó cũng đâu muốn ba nó thương nó theo kiểu ba thương thằng Tèo. Nó chỉ nói để em vui. Tự nhiên nó thấy ân hận. Nó có cảm giác như đang dối gạt em mình. Tèo vẫn ngủ say trên lưng thằng Tí trong nắng hè oi ả. Nó nằm mơ thấy ba nó bớt thương nó hơn. Ba nó không còn đánh nó nữa. Nếu hôm nào say xỉn, bá nó lỡ tay đánh nó thì cũng chỉ giả vờ giơ cây roi lên thật cao nhưng khi quất xuống mông nó, ba nó quất nhẹ hều, y như gãi ngứa. Trong giấc mơ đẹp đẽ ba nó không xưng tao và gọi mày như lâu nay. Nó thích nghe ba nó xưng ba và gọi nó bằng con như cách ba nó xưng hô với anh Tí hơn. Hai tiếng ba-con nghe mới dịu dàng làm sao
(Nguyễn Nhật Ánh, Trích Làm bạn với bầu trời)