dollyheo9999 12/24/2023 4:38:44 PM

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

NƠI TUỔI THƠ EM

 

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi    

 

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương.

Nguyễn Lãm Thắng/ Nơi tuổi thơ em.)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

   A.Lục bát           B.Năm chữ.    

   C.Bốn chữ.         D.Sáu chữ.

Câu 2: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ:                    

A.Biểu cảm, tự sự.                         B.Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C.Miêu tả, tự sự.                            D.Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên là:

  A.So sánh.                   B.Nhân hóa.           C. Điệp ngữ.                  D.Ẩn dụ.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây nêu chính xác ý nghĩa của từ tha thiết trong câu?

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi    

A.Tình cảm sâu lắng.                                              B. Tình cảm  tha thiết với mẹ cha.

C. Tình cảm gắn bó sâu nặng không thể quên.       D.Tình cảm ngọt ngào với quê hương.

Câu 5: Câu thơ Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha được hiểu như thế nào ?

  A.Thiên nhiên thời tiết bất thường.                     B. Sự gian nan vất vả của cha mẹ.

  C.Thời gian dài dằng dặc.                                   D.Hình ảnh cha mẹ trên đồng ruộng.

Câu 6. Hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ sau gợi vẻ đẹp nào của quê hương?

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

  A.Vẻ đẹp xanh tươi của quê hương.               B. Vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc.

  C.Vẻ đẹp trong sáng thơ ngây.                      D.Vẻ đẹp rực rỡ tươi thắm.

Câu 7. Tác dụng của hình ảnh so sánh:

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

A.Tuổi thơ gắn liền với những hình ảnh quê hương tươi đẹp, bình dị, thân thuộc.

B.Tuổi thơ tràn đầy niềm vui.

C.Tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp khó quên.

D.Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với quê hương.

Câu 8.Nhận định nào nói đúng nhất về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương?

A.Nhớ về dòng sông, cánh đồng quê hương.

B. Nhớ về tuổi thơ yêu dấu ở quê hương.

C.Nhớ về quê hương với bao kỉ niệm đẹp.

D. Nhớ về quê hương với tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào.

Câu 9.Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ văn bản là gì?

Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.