duyp146 3/20/2024 4:37:18 PM

Đọc ngữ liệu sau CHÓ SÓI VÀ CỪU NON
“Một con sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới áp sát chú cừu non.
Thoáng thấy cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa, cừu non hoảng hồn. Nhưng cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt sói dữ, lễ phép nói:
- Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng.
​Sói ta không ngờ mình được sự trọng đại như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm liền cho phép cừu non trổ tài ca hát. Cừu non rán hơi, rán sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện cho sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát, một trận nên thân.
​Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn chó sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân:
​- Ai đời chó sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu cừu non, đau thật là đau!”
(Theo Võ Phi Hồng, Văn học 6, tập hai, NXB Giáo dục,1995)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
Câu 4: Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào là chủ yếu?  
Câu 5: Chi tiết cừu non xin hát tặng sói một bài trước khi nộp mạng thể hiện phẩm chất gì của cừu?
Câu 6: Tìm từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm Cừu non là con vật rất…để tạo thành câu đúng nghĩa?
Câu 7: Nêu chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 8: Giải nghĩa từ “ung dung”?
Câu 9: Nhân vật trong đoạn trích trên và trong truyện đồng thoại có điểm gì giống nhau?  
Câu 10: Qua câu chuyện trên, em rút ra cho bản thân mình bài học gì?

 

Hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.