Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam soạn văn Cánh diều 10 bài 4
10/26/2023 1:07:13 PM
tranhuynhthosinh ...
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trang 94, 95, 96, 97 Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều bài 4.
Nội dung chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng): Trần Quốc Vượng nói về Hà Nội, một vùng đất thiêng liêng và giàu truyền thống văn hóa, nơi tất cả những giá trị quý báu của dân tộc, từ folklore, lễ hội, dân ca cho đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa và xã hội, đều phản ánh sự phong phú và đa dạng. Hà Nội được ví như một tấm gương thể hiện sự hội tụ của những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Con người Hà Nội cũng có một nét đặc biệt riêng, với phong cách và khí chất độc đáo. Họ thể hiện sự duyên dáng và phong lưu, đồng thời tràn đầy vẻ sang trọng. Thấu qua hàng ngàn năm của lịch sử và sự phát triển liên tục, Hà Nội vẫn là một miền đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi giữa bài:
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam Câu 1 (trang 95 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào
Trả lời:
Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp: Trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích; kết tụ, chọn lọc giữa vị trí đắc địa, các lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Văn hóa dân gian không tác rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được " chính thức hóa" và " sang trọng hóa".
Câu 2 (trang 96 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cánh diều Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?
Trả lời:
Người Hà Nội đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cứu nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc. Con người Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy các thông tin, sống trong khu vực “ mở cửa” cả văn hóa lẫn vật chất, giúp họ vừa làm thầy, làm thợ giỏi, vừa có nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
Câu hỏi cuối bài:
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Một hằng số văn hóa Việt Nam Cánh diều 10
Câu 1 (trang 97 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là “hằng số văn hoá”?
Trả lời:
- Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.
- “ Hằng số văn hóa” Trong vật lý và toán học, một hằng số là đại lượng có giá trị không đổi. Hằng số văn hóa là những nét văn hóa tiêu biểu, lâu đời, mang tính truyền thống không thể thay đổi ở một địa phương, cụ thể ở đây là Hà Nội. Câu 2 (trang 97 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cd Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
Trả lời:
- Đề tài: Văn hóa và con người Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
- Qua hai mục trong văn bản, ta dễ xác định được đề tài của văn bản do văn hóa và con người Hà Nội được miêu tả, phân tích và tìm hiểu kĩ lưỡng.
Câu 3 (trang 97 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Trả lời:
Nội dung và hình thức:
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội.
+ Nội dung: lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử, nhà nước dân tốc; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội.
+ Hình thức: dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ).
- Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
+ Nội dung: những nguyên nhân giải thích lí do cho sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những câu thơ, ca dao, tục ngữ để làm sáng tỏ cho nội dung.
+ Hình thức: chữ in nghiêng; dấu ngoặc đơn.
Câu 4 (trang 97 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy ( Ví dụ: thông tin địa lí – “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam").
Trả lời:
- Thông tin địa lí: vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi
- Thông tin về văn hóa: các lễ hội dân gian, tôn giáo
- Thông tin văn học: trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca…trích dẫn các câu ca dao, ngạn ngữ…
Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.
Trả lời:
Văn bản Thăng Long Đông Đô Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận. Với mỗi đề mục, tác giả thường nêu ra chủ đề chính tương ứng với luận điểm, các câu văn sau tập trung làm sáng tỏ điều đó.
Câu 6 (trang 97 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hoá Hà Nội được đề cập tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hoá của vùng miền hoặc quê hương của em.
Trả lời:
Văn bản đã truyền đạt cho tôi những tri thức quý báu về văn hóa Hà Nội, cùng với việc hình thành nên nếp sống thanh lịch đặc trưng của người Hà Nội. Trong bài viết, có một điểm nổi bật mà tôi yêu thích đó là khía cạnh văn hóa đặc biệt của Hà Nội, nơi con người được coi là tinh hoa của sự hội tụ từ bốn phương, làm người lao động giỏi, thợ giỏi và thầy giỏi. Điều này cho thấy sự duy trì và tiếp thu kỹ lưỡng những giá trị tốt đẹp và kiến thức văn hóa quý báu, giúp họ xây dựng một lối sống độc đáo và đặc biệt.
Tôi muốn nói đến những điểm đặc sắc của văn hóa tại quê hương Yên Bái của tôi. Trong các dịp như Tết Nguyên đán và các lễ cưới truyền thống, người Mông ở Yên Bái thường thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân gian qua việc trình diễn hát dân ca và múa khèn. Các bản hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, và các vũ điệu dân gian là những biểu tượng tượng trưng cho khát vọng chinh phục tự nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo của họ.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Phân tích tác phẩm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam ( Trần Quốc Vượng)
Câu 2. Tác giả đã lập luận như thế nào để làm rõ luận điểm: "Văn hóa dân gian không tách rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được "chính thức hóa" và "sang trọng hóa". Em có đồng ý với những lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả dưa ra không?
Câu 3. Các câu ca dao được đưa vào trong văn bản có tác dụng gì? Theo em, điều gì làm nên những nét văn hóa, tính cách đặc trừng rất riêng của người Hà Nội? Em có thích những nét văn hóa, tính cách đó không ?