Soạn văn bài Nhớ đồng trang 56, 57, 58 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức Bài 2 CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH.
Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
*Trước khi đọc
Câu hỏi 1 trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?
Trả lời
Theo tôi, nỗi nhớ thường bắt nguồn từ sự khao khát, mong muốn một điều gì đó hoặc mong chờ gặp ai đó. Chắc chắn, tình cảm dành cho điều đó là rất lớn. Khi thực hiện bất kỳ công việc nào, ta thường nghĩ về điều đó hoặc về ai đó. Khi gặp được, cảm xúc sẽ trào dâng, hiển hiện rõ qua khuôn mặt và cử chỉ của chúng ta.
Câu hỏi 2 trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
Trả lời
Nếu như em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì đối tượng của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết bởi vì để người đọc hình dung và ấn tượng với nỗi nhớ được đề cập tới trong sáng tác.
*Đọc văn bản
1. Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
- Cảm hứng của nỗi nhớ được gọi lên từ tiếng hò. Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản. Tiếng hò cũng đại diện cho quê hương xứ Huế của tác giả.
2. Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
- Các hình ảnh: cồn thơm, ruồng tre, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc, xóm nhà tranh,…
- Đặc điểm: Đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả.
3. So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
- Giống nhau: Đều chỉ có hai câu thơ, đều đề cập đến không gian buổi trưa hiu quạnh.
- Khác nhau:
+ Khổ 1 nhắc tới nỗi nhớ với tiếng hò.
+ Khổ 3 nhắc tới nỗi nhớ với ruộng đồng quê hương.
4. Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.
Hình ảnh “bàn tay… vãi giống tung trời” gợi cho tôi tưởng tượng về bàn tay tần tảo, lam lũ của những người nông dân. Họ ngày đêm tham gia vào sản xuất, trồng lúa. “Vãi giống tung trời” có thể hiểu là khi đã vào mùa cấy lúa, người nông dân bước vào mùa gieo mạ, họ cầm từng nắm mạ ném xuống đất, xuống ruộng. Đây đều là hình ảnh hết sức gần gũi và ta đều có thể bắt gặp dễ dàng ở bất kỳ chỗ nào tại nông thôn Việt Nam xưa. Qua hình ảnh đó, ta thấy rằng trong tác giả một nỗi nhớ đồng bào, nhớ quê hương da diết, mong muốn được trở về sát cánh cùng với người dân, với cách mạng của Tố Hữu.
5. Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm những ai?
Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây là: những người nông dân, mẹ.
6. “Tôi” ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với “tôi” ở khổ thơ trên?
- “Tôi” ở khổ thơ trên là tác giả trong những ngày lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình.
- “Tôi” ở khổ thơ này là tác giả đã tìm cho mình một lẽ sống, được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời chân lí.
7. Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí. Người chiến sĩ cách mạng với nhiệt huyết căng tràn, ông mong muốn được thoát ra ngoài để làm cách mạng, để được sống với lý tưởng cháy bỏng của mình chứ không phải ngồi trong ngục tù như con chim bị nhốt trong lồng.
*Sau khi đọc
Soạn bài Nhớ đồng - văn 11 Kết nối tri thức
Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Theo bạn nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thế nào về nghĩa của từ “đồng” trong nhan đề?
Trả lời
- Nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ. Vì bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào.
- Từ “đồng” ở đây có thể hiểu là đồng quê, đồng bào.
Câu 2 trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung trong các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bố theo “quy luật” nào?
Trả lời
- Đặc điểm hình thức: Các đoạn thơ chỉ có 2 dòng thơ. Được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…).
- Nội dung: các khổ thơ trên đều biểu đạt một nội dung chung đó là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh tiếng hò và những buổi trưa quê hương.
- Quy luật: Các khổ thơ này được phân bổ theo quy luật đan xen sự lặp lại giữa các câu, 1 với 7 ; 4 với 13 tạo nên một kết cấu vòng tròn thể hiện một nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng, cứ thế lặp đi lặp lại của người chiến sĩ cộng sản đang sôi sục lòng yêu nước cháy bỏng.
Câu 3 trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì? Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp và sắp xếp các cụm hình ảnh?
Trả lời
- Hệ thống hình ảnh giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội và khao khát được tự do.
- Đầu tiên là những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa.
-> Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
Câu 4 trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1
Từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?