- Bài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.
Câu 4 Chùm thơ hai-cư trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc" và "núi Phu-gi", hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
- Hình ảnh “con ốc” và “núi Phu-ji” có mối quan hệ trái ngược nhau. Nếu “con ốc” gợi ra một con vật nhỏ bé, chậm chạp thì “núi Phu-ji” lại gợi ra một không gian vô cùng cao và rộng. “Con ốc” ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng, “núi Phu-ji” ở trạng thái tĩnh.
Câu 5 Chùm thơ hai-cư trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gỉ ở người đọc?
- Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.
Câu 6 Chùm thơ hai-cư trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
- Bài thơ của Chi-y-ô đã với hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên.
Câu 7 Chùm thơ hai-cư trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trinh "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?
Hành trình của con ốc trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ là một biểu tượng cho cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão và khát vọng của con người. Tương tự như chú ốc sên, mỗi người trong chúng ta cũng có một đỉnh cao trong cuộc sống mà chúng ta mong muốn đạt được. Quan trọng nhất là luôn giữ vững sự nỗ lực và kiên trì trong hành trình của mình. Dù có đi chậm hơn so với người khác, điều quan trọng là ta không nên bao giờ dừng lại và luôn cố gắng hết mình để tiến bước đến mục tiêu của mình. Điều này là điểm mấu chốt xác định ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
*Kết nối đọc – viết
Câu hỏi Chùm thơ hai-cư trang 46 kntt Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có sự đặc biệt trong văn học Nhật Bản, được coi là một trong những biểu tượng của sự cô đọng trong thơ ca toàn cầu. Điểm thú vị của thể loại thơ này nằm ở sự tập trung vào sự súc tích và việc sử dụng từ ngữ cực kỳ tiết kiệm. Mỗi bài thơ chỉ bao gồm ba câu, với từ hai đến năm từ trong mỗi câu. Mặc dù ngôn ngữ sơ sài nhưng mỗi bài thơ chứa đựng những tầng nghĩa sâu sắc, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu xa về cuộc sống và con người. Để hiểu sâu hơn về những khoảng trống trong thơ Hai-cư, người đọc cần phải liên kết những hình ảnh ban đầu, tìm ra mối quan hệ giữa chúng và diễn dịch chúng một cách tỉ mỉ. Chính sự cô đọng này làm cho mỗi từ ngữ trong thơ Hai-cư trở nên quý báu và độc đáo. Thể loại thơ này đánh bại sự hạn chế về từ ngữ để vẫn có thể truyền đạt nhiều cảm xúc và tư duy sâu sắc.
Tìm kiếm: Chùm thơ hai-cư, soạn văn 10 tập 2 Kết nối, giải sách lớp 10 kết nối tri thức, soạn văn 10 bài 2 Kết nối tri thức, soạn văn 10 bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản, chùm thơ hai-cư trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1