Soạn bài Huyện Trìa xử án trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo bài 5.
Nội dung chính của văn bản Huyện Trìa xử án: Văn bản Huyện Trìa xử án trích từ vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến," mô tả một tình huống trong buổi làm việc tại huyện đường, xoay quanh cuộc kiện tụng liên quan đến vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Vì mất mát đồ quý, vợ chồng Trùm Sò nghi ngờ Thị Hến đánh cắp và quyết định kiện nàng ra quan để được xử phạt. Tuy nhiên, Huyện Trìa, quan xử án, lại là một người mê tiền bạc và sắc đẹp. Dù sự việc chưa được nghiên cứu kỹ, ông phán xử cho Thị Hến vô tội, chủ yếu do ảnh hưởng của vẻ đẹp của nàng. Kết quả, vợ chồng Trùm Sò phải rời quan với lòng cay đắng.
Trước khi đọc
Bạn biết gì về các con vật như nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa,..? Bạn nghĩ thế nào khi tên các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học ?
Trả lời:
Là những con vật gần gũi, quen thuộc. Đặt tên cho các nhân vật như vậy mang đặc trưng của truyện dân gian
Đọc văn bản
Soạn bài Huyện Trìa xử án văn 10 Chân trời sáng tạo
1.Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyện Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?
Trả lời:
Không vì thái độ của Huyện Trìa và Đề Hầu rất thờ ơ
2 Lời phán quyết này ủa Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?
Trả lời:
Dựa vào cảm tính cảu Huyện Trìa, dựa vào việc ông ta muốn bênh vực Thị Hến. Điều này chỉ mang lại lợi ích cho Thị Hến còn vợ chồng Trùm Sò coi như không được gì
Sau khi đọc
Soạn bài Huyện Trìa xử án văn 10 Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 123 Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 Tập 1)
Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bằng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.
b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất và giải thích lí do.
c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.
d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:
ĐỀ HẦU: (- Dạ! thưa quan bọn này)
...
HUYỆN TRÌA:
...
( Em) Phải năng lên hầu gần quan
( Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa.
Trả lời
a.
- Đối thoại:
Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoán..
Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết
Lựa đó phải thưa..
- Độc thoại:
Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng,
Phen này ông bày mặt thú lang