Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Chân trời sáng tạo ngữ văn 8
8/26/2023 1:50:17 PM
tranhuynhthosinh ...
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất.
Câu 1 (Thực hành tiếng Việt trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:
a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)
b. Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)
c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đấy giếng)
d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Trả lời:
a. Từ tượng hình: Chòng chành
Giúp câu thơ diễn tả rõ nét, chân thực hơn sự khó khăn, vất vả của người mẹ.
b. Từ tượng thanh: thập thình
Giúp câu thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.
c. Từ tượng thanh: ồm ộp
Giúp cho âm thanh tiếng ếch kêu trở nên sinh động, chân thật hơn.
d. Từ tượng thanh: phanh phách
Giúp cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, thấy rõ được sự nhanh, khỏe từ những chiếc vuốt của Dế mèn.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên. Trả lời:
- Năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: lom khom, thướt tha, lừ đừ, thất thiểu, tập tễnh.
- Năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên: xào xạc, ào ào, lộp bộp, tích tắc, soàn soạt.
Câu 3 (Thực hành tiếng Việt trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống (làm vào vở):
a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi… bên hiên nhà.
b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành…, trơ trụi lá.
c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu… từ ngoài đồng ruộng đưa vào.
d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng… như mạng nhện.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá…ở Hà Giang.
Trả lời:
a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi tí tách bên hiên nhà.
b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu, trơ trụi lá.
c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu rả rích từ ngoài đồng ruộng đưa vào.
d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá sừng sững ở Hà Giang.
Câu 4 (Thực hành tiếng Việt trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.
Trả lời:
- Ví dụ 1: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Từ tượng thanh “bốp” giúp cho người đọc hình dung rõ hơn sự độc ác, máu lạnh của tên cai lệ.
- Ví dụ 2:Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
Từ tượng hình “rón rén” giúp cho người đọc thấy rõ nét sự ân cần, nhẹ nhàng của chị Dậu.
Câu 5 (Thực hành tiếng việt trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Phân tích nét độc đáo trong các kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm)
a. Khóm trúc, lùm trẻ huyền thoại
Lời ru vẫn vít dây trầu
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
c. Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
Trả lời:
a. Tác giả sử dụng từ tượng hình “vít” cho người đọc thấy được sự gắn kết, khăng khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.
b. Tác giả sử dụng từ tượng thanh “xao xác” giúp cho câu thơ trở nên sống động, có hồn hơn.
c. Tác giả sử dụng từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt động của sự vật được nói đến.
Câu 6 (Thực hành tiếng việt trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.
Trả lời:
Kỳ nghỉ hè vừa qua, tôi cùng gia đình có dịp thăm quan vịnh Hạ Long. Đây là một kỳ nghỉ hè thú vị và thoải mái sau một thời gian dài. Chuẩn bị cho chuyến đi, tôi đã sắp xếp quần áo, thực phẩm và các dụng cụ cần thiết từ trước. Chúng tôi xuất phát từ lúc 5 giờ 30 sáng, đến điểm tập trung đã là năm giờ sáng. Trên đường từ Hà Nội đến Quảng Ninh, tôi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, những ngọn núi nổi lên trước mắt. Ô tô đi qua những cây cầu và đèo nhỏ, và sau hơn một tiếng, chúng tôi đã tới điểm xuất phát cho chuyến tham quan tàu thuỷ đến các hang động. Từ những hình ảnh đỉnh núi lớn đến những dải thạch nhũ cột đầy màu sắc, như một bức tranh cầu vồng, em biết rằng hang Đầu Gỗ là hang đẹp nhất. Đây là một cung điện tự nhiên với nhiều gian phòng mênh mông. Những giọt nước nhỏ từ những dải thạch nhũ đá tạo ra âm thanh như tiết tấu âm nhạc, vỡ vụn sự yên tĩnh. Buổi sáng, chúng tôi tham quan các hang động, chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Sau đó, tất cả trở về nhà nghỉ "Thăng Long". Buổi chiều, chúng tôi ra vườn hoa để chụp ảnh kỷ niệm, sau đó leo lên núi gần nhà nghỉ để ngắm cảnh. Buổi tối, những chiếc đèn lung linh làm sáng bừng không gian. Tôi và mẹ cùng nhau ra quán ăn chè gần khách sạn, còn bố thì ở phòng nghỉ đọc báo và xem tivi. Thời gian trôi nhanh, và chúng tôi đã bắt đầu chuyến trở về Hà Nội. Vịnh Hạ Long luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ diệu của nó. Đây là điểm đến quen thuộc cho nhiều người trong và ngoài nước. Tất cả đều đến đây để thư giãn, tận hưởng cảnh quan và biển cả. Ai cũng cảm thấy hài lòng và thỏa mãn trước vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời này.