"Mùi cỏ cháy" tuy sử dụng đề tài chiến tranh, nhưng điểm mạnh thực sự của nó nằm ở nội dung sâu sắc, chân thực và cảm động. Phim tái hiện một cách sống động từ Hà Nội cổ kính đến Quảng Trị kiên cường và máu lửa. Các nhân vật chính là những sinh viên trong độ tuổi đôi mươi, quyết tâm gác lại việc học để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hoàng, Thành, Thăng và Long mang trong họ bầu khí quyết tâm của tuổi trẻ, tâm hồn ngây thơ trong sáng, sự tinh nghịch lạc quan, và đặc biệt là tình yêu và lòng dũng cảm dành cho đất nước. "Mùi cỏ cháy" không chỉ là việc tái hiện khô cứng sự kiện lịch sử, mà còn là việc khắc họa sâu sắc những mất mát và đau thương của con người. Phim thể hiện nỗi buồn khi phải xa gia đình, sự đau xót khi thấy đồng đội hy sinh, và niềm hạnh phúc khi tự do đang ở trước mắt. Mỗi nụ cười, mỗi ánh mắt của các nhân vật đều để lại trong tâm hồn của người xem những cảm xúc sâu sắc. "Mùi cỏ cháy" thực sự là một bản hùng ca về con người và đất nước Việt Nam.
Bên cạnh nội dung đầy ý nghĩa, "Mùi cỏ cháy" cũng là một tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật làm phim. Cách phim sử dụng hồi tưởng của nhân vật Hoàng, người đã trở thành một cựu chiến binh già, tạo ra sự chân thực và đầy xúc động cho khán giả. Phim kết hợp tinh tế giữa chất thơ và chất hiện thực. Trong phim có nhiều hình ảnh ẩn dụ, như dòng máu chảy trên tượng cô gái khi Thành, Thăng và Long hy sinh, hoặc tấm ruy đô Long mang từ nhà. Bối cảnh của phim được thực hiện kỹ lưỡng để tái hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam ta với giếng nước và đốc ga. Các cảnh chiến trận được thực hiện với sự tỉ mỉ trong suốt khoảng thời gian bốn tháng.
Với những yếu tố hấp dẫn như trên, "Mùi cỏ cháy" đã xứng đáng đoạt giải "Bông sen Bạc" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, cùng với 4 giải "Cánh diều vàng" tại Lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2011. Cho đến ngày nay, câu chuyện về bốn chàng thanh niên Hoàng, Thành, Thăng, Long vẫn luôn được yêu mến và làm xúc động khán giả. Lời của đạo diễn Hữu Mười có lẽ đã tổng kết một cách tốt nhất giá trị của tác phẩm: "Vinh danh Mùi cỏ cháy, là vinh danh quá khứ (…) Chúng ta không bao giờ được phép quên quá khứ, nếu quên quá khứ sẽ không có tương lai".
Tìm kiếm: soạn văn 11 cánh diều bài 2 Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, giải ngữ văn 11 sách CD bài 2 Viết bài nghị luận về một tác phẩm, bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích